tinclick

Giải pháp bán hàng online Số 1 Việt Nam

Những nô lệ tình dục Trung Quốc trong chiến tranh Thế giới II giờ ở đâu?

Thế chiến đã trôi qua 70 năm, nhưng những tổn thương về tinh thần của họ sẽ kéo dài đến hết cuộc đời.

Zhang Xiantu, 89 tuổi, vẫn sống cùng với những ký ức kinh hoàng suốt cuộc đời: "Khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ, và là nạn nhân của một tội ác ghê tởm. Tôi đã phải chịu đựng quá nhiều."

Bà Zhang là một trong những "phụ nữ giải khuây" cuối cùng của Trung Quốc, bị ép buộc làm nô lệ tình dục trong chiến tranh. Bà đã bị quân đội Nhật bắt cóc khỏi nhà khi mới 15 tuổi, bị giam giữ trong doanh trại quân đội cả tháng trời và bị cưỡng hiếp liên tục. Cả gia đình đã phải bán mọi thứ và vay 800 tệ để chuộc bà về. 

Một số sử gia cho rằng có tới 200.000 phụ nữ Trung Quốc và Hàn Quốc là nạn nhân trong khoảng từ 1931 tới 1945, gấp 10 lần con số mà chính quyền đưa ra.

Zhang Shuangbing, môt giáo viên về hưu đã bắt đầu tìm hiểu về các "an úy phụ" vào năm 1982, 10 năm sau khi chuyển tới Vũ Huyện cạnh người hàng xóm Liu Miuhuan, cũng là một nạn nhân, nhưng ông không hề biết cho đến 10 năm tiếp theo khi bà trải lòng về quá khứ, với mong muốn ông sẽ giúp bà theo đuổi vụ kiện. 

Bà Zhang không thể bỏ chạy vì đôi chân bị bó. Tục bó chân còn tồn tại cho đến đầu thế kỷ 20 tại Trung Quốc (Ảnh: Ibtimes)


Cùng với Liu Miuhuan, Zhang Xiantu và nhiều phụ nữ khác, cũng tại Vũ huyện, tỉnh Thiểm Tây, đã kiện và yêu cầu chính quyền Nhật Bản phải xin lỗi, nhưng tất cả đều bị từ chối, cũng như không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ Trung Quốc. 

Bà Liu đã mất 3 năm trước vì bệnh ung thư. Zhang Xiantu là nạn nhân duy nhất còn lại ở tỉnh Thiểm Tây trong số 16 người theo đuổi vụ kiện năm 1995. 

Căn nhà nơi bà từng bị giam giờ bỏ hoang(Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters)


Zhang Shuanbing khấn trước mộ bà Liu: "Lại là tôi đây, chúng tôi vẫn chưa thể thắng kiện, nhưng tôi sẽ báo cho bà khi chúng tôi làm được" (Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters)


Chính quyền Nhật đã từng thừa nhận trách nhiệm trong việc ép buộc các phụ nữ Hàn Quốc và Trung Quốc vào nhà thổ quân sự và đã lập một quỹ bồi thường, nhưng từ chối chi trả trực tiếp cho những người sống sót. Nhiều chính trị gia bảo thủ Nhật Bản cho rằng không có bằng chứng cụ thể cho việc chính quyền trực tiếp ép buộc những phụ nữ này.

Những nạn nhân tại Hàn Quốc đã nhận được trợ giúp từ chính quyền thì ở Trung Quốc không như vậy, trừ tỉnh Hải Nam. Nhưng thực chất rất khó khăn để giúp đỡ khi đa số họ sống ở nơi hẻo lánh. Nhiều người trong gia đình họ cũng không để họ trải lòng về những ký ức vì lo sợ việc đánh mất danh dự. 

Đã có hàng chục tổ chức cũng như quốc gia trên thế giới như Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Nhật Bản thừa nhận sự thật đã xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền của những phụ nữ bị ép mua vui cho lính Nhật, nhưng đến nay vẫn chưa có động thái nào thỏa đáng, còn những nạn nhân đã cao tuổi, việc chờ được nhận một lời xin lỗi có vẻ rất vô vọng. 

Tuyết Thanh (Theo Reuters)

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

.box-product > div{float: left;}